Bảo dưỡng hệ thống Chiller quy trình ra sao?

Hệ thống chiller được ứng dụng phổ biến giúp làm lạnh cho nhà máy, khu công nghiệp hay trung tâm thương mại… Sau một thời gian hoạt động liên tục, chủ đầu tư sẽ phải bảo dưỡng hệ thống Chiller. Việc bảo dưỡng sẽ giúp chúng ta kiểm soát được những sự cố trong quá trình vận hành hệ thống. Đồng thời, giúp ta tránh được hỏng hóc thiết bị không mong muốn, hạn chế ảnh hưởng trong quá trình sản xuất.  Vậy hãy cùng Durate Việt Nam hiểu rõ quy trình bảo dưỡng hệ thống Chiller dưới bài viết sau đây nhé!

 

bảo dưỡng hệ thống chiller

Bảo dưỡng hệ thống Chiller

1. Xử lý máy nén khi bảo dưỡng hệ thống chiller

Máy nén được coi như “ trái tim” của hệ thống chiller và đây là thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc. Do đó, bảo dưỡng máy nén là công việc quan trọng nhất trong quy trình bảo dưỡng hệ thống Chiller. Vậy khi bảo dưỡng thiết bị máy nén chúng ta cần lưu ý:

  • Sau khoảng gần 6000 giờ hoạt động chúng ta cần bảo dưỡng đại tu 1 lần, dù ít nhiều thì nên bảo dưỡng 1 lần/năm.
  • Thay dầu 6 tháng 1 lần cho biết bị chạy 24h/ngày và 1 năm/ lần với thiết bị chạy 8h/ ngày. Tùy theo yêu cầu của loại máy nén, gas lạnh để chúng ta chọn lựa loại dầu thích hợp.
  • Nếu máy để quá lâu không hoạt động , khi sử dụng lại cần phải chạy thử.

Những bước cơ bản khi bảo dưỡng máy nén như sau:

  • Kiểm tra về tình trạng, độ kín của van xả van hút máy nén.
  • Kiểm tra tình trạng máy nén xem có bị rỉ và sau đó lau chùi thay dầu mới cho các chi tiết máy.
  • Vệ sinh bộ lọc hút của máy nén.
  • Kiểm tra các bộ phận như thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.
  • Kiểm tra hệ thống giải nhiệt.
  • Cân chỉnh và căng lại dây đai của motor khi thấy lỏng.

2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Thiết bị ngưng tụ là thiết bị ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc của hệ thống chiller. Ngoài ra, bảo dưỡng còn giúp đảm độ an toàn cũng như tuổi thọ của thiết bị. Vậy khi bảo dưỡng hệ thống chiller chúng ta không thể bỏ qua được thiết bị ngưng tụ. Thông thường, thiết bị ngưng tụ sẽ được bảo dưỡng với thời gian là 3 tháng/ lần và gồm các công việc  như sau:

  • Kiểm tra và vệ sinh bề mặt trao đổi của thiết bị
  • Xả dầu thừa nếu tích tụ bên trong thiết bị.
  • Bảo dưỡng phần bơm, quạt giải nhiệt.
  • Xả khi ngưng ở thiết bị.
  • Xả cặn, vệ sinh nước bên trong thiết bị ngưng tụ.
  • Kiểm tra, thay thế vòi phun nước hay tấm chắn nước nếu cần.
  • Sửa chữa và sơn bên ngoài thiết bị.
  • Sửa hoặc thay thế thiết bị điện, thiết bị điều khiển hay thiết bị an toàn.

3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

Khi tiến hành bảo dưỡng hệ thống chiller chúng ta cần chú ý đến việc bảo dưỡng thiết bị bay hơi. Vậy những công việc cần làm khi bảo dưỡng gồm :

  • Xả băng ở dàn lạnh : Mục đích để tăng khả năng trao đổi nhiệt ở dàn lạnh, tránh làm tắc cánh quạt và cháy mô tơ.
  • Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt:  giúp tăng khả năng trao đổi nhiệt cho hệ thống chiller.
  • Xả dầu dàn lạnh trực tiếp ra bên ngoài  hoặc xả về bình thu hồi dầu.
  • Vệ sinh máng thoát nước cho dàn lạnh.
  • Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điều khiển, đo lường
  • Bảo dưỡng bộ cánh khuấy.

4. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt có chức là giải nhiệt cho hệ thống làm lạnh trong đó có nước giải nhiệt từ bình ngưng. Thông thường, thiết bị tháp giải nhiệt sẽ được bảo dưỡng vệ sinh 1 tháng/ lần. Vậy khi bảo dưỡng thiết bị giải nhiệt chúng ta cần làm những việc sau:

  • Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
  •   Vệ sinh lưới nhựa tản nước
  •  Xả cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
  •  Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.

5. Bảo dưỡng bơm

  • Trong hệ thống làm lạnh sẽ có các loại bơm như :
  • Bơm nước giải nhiệt
  • Bơm nước xả băng
  • Bơm nước lạnh
  • Bơm glycol và các chất tải lạnh khác
  • Bơm môi chất lạnh.

Đây là thiết bị làm việc liên tục để cung cấp nước nước cho hệ thống làm lạnh chiller. Do đó, nếu không thường xuyên bảo dưỡng sẽ làm ảnh hưởng cho hoạt động toàn hệ thống. Vậy khi tiến hành bảo dưỡng bơm trong hệ thống chiller chúng ta cần làm :

  • Xả không khí cho bơm, kiểm tra bạc trục, đệm kín nước và khớp nối các chuyển động.
  • Kiểm tra áp suất của bơm trước và sau giúp cho bộ lọc không bị tắc nghẽn.
  • Hoán đổi giữa các bơm dự phòng.
  • Kiểm tra hoặc thay thế dây đai nếu có sự cố
  • Kiểm tra lại dòng điện và so sánh khi ở trạng thái bình thường.

6. Bảo dưỡng hệ thống chiller cần chú trọng tới thiết bị quạt

Khi bảo dưỡng quạt, chúng ta sẽ phải làm những công việc gồm:

  • Kiểm tra quạt có bị ồn, rung, lắc bất thường không?
  • Kiểm tra lại độ căng của đây đai, có thể là điều chỉnh hoặc thay thế nếu cần.
  • Kiểm tra bạc trục, tra dầu mỡ cho thiết bị.
  • Làm sạch cánh quạt, kiểm tra xem quạt có chạy êm hay cần phải chỉnh lại cân bằng không?

Trên đây là toàn bộ quy trình bảo dưỡng hệ thống chiller phần nào giúp cho khách hàng có thể xử lý vấn đề hoạt động của nhà máy.  Ngoài ra,  Durate Việt Nam còn cung cấp các sản phẩm Chiller phục vụ cho nhu cầu giải nhiệt nhà máy, trung tâm thương mại…Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc về quy trình bảo dưỡng hoặc sản phẩm xin vui lòng liên hệ tại đây:

Logo Durate Công ty TNHH Durate Việt Nam
Hotline: 0968.760.966
Email: info@durate.com.vn
Website: Durate.com.vn
Factory: Số 22 Phúc Hậu, Thôn Quan Âm, Xã Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội

Tags: